Những đặc sản ẩm thực Đông Bắc không thể bỏ qua

Ẩm thực Đông Bắc là thứ chúng ta không thể bỏ quên đi đặt chân đến nơi đây. Các đặc sản nổi tiếng như rượu ngô ấm nồng, thịt trâu gác bếp, chè San Tuyết, rau cải mèo, măng nứa, cháo ấu tẩu hay thắng cố… là những món đầu tiên mà du khách phải nếm thử. Đặc biệt, du khách nhất định phải ăn món gà Mèo – giống gà đen chỉ có trên cao nguyên đá. Thịt gà béo, dù luộc, rang hay nấu canh gừng đều rất ngon. Buổi tối, để xua đi cái lạnh, du khách hãy ăn chè nóng, ngô nướng, mía nướng

1. Hà Giang 

Cháo ấu tẩu ấm người, giải cảm

Ấu tẩu là loại củ đặc trưng của Hà Giang, chứa độc tố. Nhưng qua chế biến tài tình, người H’Mông đã biến chúng thành món ăn bổ dưỡng, chữa cảm mạo, đau nhức,…

Giống như cháo hành giải cảm của người vùng đồng bằng, cháo ấu tẩu ban đầu chỉ là một bài thuốc dân gian của đồng bào dân tộc Mông. Tuy nhiên sau đó, người Hà Giang đã chế biến thêm một chút gia vị để hài hoà và đem lại màu sắc đặc trưng cho ẩm thực Hà Giang của mảnh đất vùng cao này.

Thắng dền

Đến cao nguyên đá Hà Giang vào một ngày mùa đông, khi những cơn gió se lạnh phả lên cảnh vật, quyện vào hương đất trời, dừng chân bên đường, thưởng thức một bát thắng dền – đặc sản Hà Giang mới thấy ấm lòng những ngày vùng cao lạnh giá.

ẩm thực đông bắc

Bánh cuốn Đồng Văn

Nơi miền đá lạnh Hà Giang, người ta phải ăn món gì thật nóng, thật cay để chống chọi không khí u ám tỏa ra từ đá núi. Nhưng bánh cuốn trứng, đặc sản của miền địa đầu tổ quốc này, lại là “món lạnh”, dùng cùng chén nước lèo ninh xương nóng hổi, ngọt lừ.

ẩm thực đông bắc

Chén nước chấm hoàn thành, bạn chỉ cần khẽ gắp miếng bột ướt mỏng tang, bên trong ẩn hiện màu đỏ lòng đào của trứng, nhận chìm tất cả trong chén nước tự pha chế, rồi cảm nhận khẩu vị lạ mà khoái khẩu của miền đất tận cùng.

Rêu nướng

Rêu sông, suối là một món ăn đã có từ lâu đời, được nhiều dân tộc như: Mường, Nùng, Thái, Mông,… ưa thích. Nhưng đối với đồng bào dân tộc Tày ở Xuân Giang – Hà Giang thì rêu lại được coi là đặc sản trong ẩm thực của họ, nhất là món rêu nướng được coi như đặc sản của đồng bào nơi đây

ẩm thực đông bắc

Đây là một món ăn vừa ngon, vừa bổ, lại có hương vị rất riêng. Theo người dân địa phương, khi đi tìm rêu, họ thường chọn những bãi rêu lớn, bởi ở đó rêu vừa nhiều, vừa ngon. Rêu tươi đem về được vò đập thật kỹ cho sạch nhớt phù sa, sau đó có thể chế biến thành nhiều món.

2. Cao Bằng

Vịt quay 7 vị

Món ăn này được gọi là vịt quay 7 vị bởi vì người dân Cao Bằng đã dùng 7 loại gia vị khác nhau để tẩm ướp thịt vịt. Vịt quay chín với lớp da màu vàng mật hấp dẫn, thịt chắc và không bị bở và cũng không bị dai.

ẩm thực đông bắc

Bên trong từng miếng vịt quay là mùi hương ngai ngái như mùi lá non, có chút đắng nhẹ nhưng càng ăn càng thấy ngọt thịt. Điều đó là do sự tẩm ướp độc đáo 7 loại gia vị trong bụng vịt. Du khách ăn qua món này đều đoán rằng hẳn trong 7 loại gia vị ấy có rất nhiều vị của rễ, lá cây mang từ rừng về.

Hạt dẻ Trùng Khánh

Hạt dẻ Trùng Khánh là thứ quả duy nhất chỉ có ở Cao Bằng. Quả có màu nâu đều, tròn trịa, hạt nhỏ nhất cũng bằng ngón chân cái, có thể chế biến luộc, rang, sấy hay ninh với chân giò, thịt gà mà vẫn giữ được hương vị.

Tháng 9, tháng 10 hàng năm là đến mùa thu hoạch. Du khách rồi sẽ “nhớ” tới vị thơm ngon, bùi ngậy nhất của hạt dẻ Trùng Khánh mà họ từng được thưởng thức.

Xôi trám Cao Bằng

Khi tiết trời sang thu, người dân Tày – Nùng lại lên rừng hái quả trám để về làm xôi trám. Đây là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của người dân Cao Bằng nơi đây.

ẩm thực đông bắc

 

Xôi có mùi thơm dịu của nếp nương hòa với mùi thơm ngai ngái của trái trám rừng thật đặc biệt. Vị bùi từ trái trám bao trọn lấy những hạt nếp dẻo mọng, dù ăn nhiều cũng không thấy ngán hay nóng ở cổ.

Bánh áp chao

Mùa đông Cao Bằng, người ta nghĩ ngay đến Bánh áp chao. Đây là món ăn làm xua tan đi nhanh chóng cơn giá lạnh miền núi.

ẩm thực đông bắc

Thoạt nhìn bạn sẽ thấy giống bánh rán nhưng chỉ cần một hũ bột, nêm gia vị đơn giản với một chảo dầu nóng, lấy từng khuôn đong từng đọt bột, nhúng vào chảo dầu đang sôi thật kích thích sự “thèm thuồng” của bạn.

Bánh cuốn

Bánh cuốn có lẽ là món ăn đã quá quen thuộc với mỗi chúng ta nhưng người dân Cao Bằng lại có cách thưởng thức bánh rất riêng và độc đáo hơn các vùng khác. Bánh cuốn tại đây được chấm với nước dùng ninh từ xương chứ không ăn với nước mắm như người Hà Nội. Có lẽ cũng vì thế mà một số người gọi bánh cuốn Cao Bằng là bánh canh.

ẩm thực đông bắc

3. Bắc Kạn

Bánh giò

Du lịch Bắc Kạn, bạn nhất định phải thưởng thức món bánh gio “huyền thoại”. Banh gio dẻo dai, mềm mịn khi ăn chấm cùng với mật sẽ mang đến cho bạn hương vị quyến rũ nơi đầu lưỡi.

ẩm thực đông bắc

Món ăn đặc sản này đã có mặt ở Bắc Kạn hàng trăm năm. Bánh được làm cầu kỳ đòi hỏi người thợ phải kéo tay, tinh mắt. Từ khâu đoạn chuẩn bị nước gio, ngâm ngạo đến lá gói bánh… Nước mật phải đảm bảo độ sánh, thơm và có mùi vàng đậm.

Lạp sườn hun khói

Món ăn Bắc Kạn này được chế biến từ thịt lợn bản nên khi ăn rất thơm và chắc. Lạp sườn được tẩm ướp bằng gừng đá – đây là một loại gừng chỉ mọc ở trên đá của người dân tộc nên mùi thơm khó cưỡng.

ẩm thực đông bắc

Lạp sườn có mùi nắng của vùng cao, mùi khói bếp, thoang thoảng mùi gừng, rượi, mắc mật. Khi ăn, bạn sẽ thấy vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc và vị béo của mỡ. Tất cả đều hòa quyện lại tạo nên một Bắc Kạn ấn tượng khó quên.

Bánh ngải

Bánh ngải mang màu xanh của thiên nhiên, hình dáng và cách làm cũng giông giống với bánh dày của người đồng bằng. Bánh ngải không khó làm, tuy nhiên để bánh được ngon thì cần có bàn tay khéo léo của người thợ và lựa chọn những nguyên liệu kỹ lưỡng.

ẩm thực đông bắc

Loại nếp để dung làm bánh là nếp hương không pha gạo tẻ thì bánh mới thơm và dẻo. Bánh là sự kết hợp hòa quyện giữa cái vị hăng hăng, thơm thơm mới lạ của lá ngải kèm cái dẻo ngọt của nếp của đường.

Tôm chua Ba Bể

Nhắc đến Bắc Kan người ta không chỉ nghĩ đến nói có phong cảnh đẹp, nhiều tài nguyên thiên nhiên mà còn là nơi có văn hóa ẩm thực vô cùng độc đáo. Và trong những món đặc sản của nơi đây không thể không kể đến món tôm chua Ba Bể.

ẩm thực đông bắc

Hồ Ba Bể nằm phụ cận sông Năng quanh năm khá nhiều tôm tép, nên tôm chua từ lâu đã được mọi người ưa chuộng và sử dụng nhiều. Ở đây, tôm chua thường được ăn với thịt chân giò hay thịt ba chỉ luộc kèm khế chua, chuối chát và rau sống ngon vô cùng.

Cá nướng Ba Bể

Hồ Ba Bể không chỉ là địa danh nổi tiếng để khám phá mà nơi đây còn có rất nhiều cá. Món cá nướng tại đây cũng được lựa chọn kỹ lưỡng. Người dân chỉ chọn cá nhỏ bằng ngón tay cái để chế biến thành cá nướng.

ẩm thực đông bắc

Chẳng gì tuyệt hơn khi được nhâm nhi đĩa cá nướng thơm thơm chấm tương ớt cay cay ngon muốn xỉu

Bánh coóc mò

Bánh cooc mò – nghe cái tên có vẻ dường như còn khá xa lạ với chúng ta nhưng theo tiếng tày nó có nghĩa là sừng bò. Và cái tên cũng một phần nói lên hình dáng của nó, nếu có dịp được ăn thử chắc chắn bà con sẽ bị quyến rủ bởi vị đậm đà, dẻo thơm của bánh.

ẩm thực đông bắc

Từ lâu đối với người dân miền núi cao nơi đây thì món bánh cooc mò đã trở thành một món quà tinh thần không thể thiếu đối với mọi người trong những ngày lễ tết. Đặc biệt du khách từ xa đến thăm quan nơi đây cũng không quên mang về những chiếc bánh cooc mò vừa lạ lại vừa ngon làm quà như một đặc sản rừng núi.

Xôi Đăm Đeng

Xôi Đăm Đeng là đặc sản Bắc Kạn nổi tiếng với mùi thơm đặc trưng của cây cỏ mà bạn khó tìm được ở loại xôi nào khác. Món xôi độc đáo này được nấu từ gạo nếp nương và tất cả màu sắc của xôi được tạo từ hương sắc của cây cỏ.

ẩm thực đông bắc

Món ăn này thường được ăn kèm với muối vừng hoặc ruốc. Theo người dân chia sẻ, xôi Đăm Đeng thường được làm vào những ngày lễ, tết với ý nghĩa mang lại nhiều may mắn và tốt lành.

Trám đen

Trám là một loại quả rừng, thường được dùng làm gia vị trong các món ăn như cá kho, thịt kho và đặc biệt là nguyên liệu không thể thiếu để làm ra món xôi trám trứ danh của người Đông Bắc.

ẩm thực đông bắc

Bởi vậy mà trám đen rất được các bà nội trợ nhất là ở vùng thành thị săn đón. Còn nếu có dịp lên Bắc Kạn được thưởng thức món trám om cá Ba Bể, thì đúng là món ăn không thể nào tuyệt vời hơn

Bánh khẩu thuy

Nếu bánh gio không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết Đoan ngọ, thì bánh khâu thuy cũng không thể thiếu trong lễ hội Lồng Tồng của người dân tộc Tày.

ẩm thực đông bắc

Tuy chỉ là những chiếc bánh nhỏ xíu, nhưng để làm ra được chiếc bánh khâu thuy thì phải mất khá nhiều công sức. Từ việc ngâm nếp thôi cũng phải dùng nước luộc bèo tây (lục bình), rồi thì tro của cây vông hoa đỏ, thêm chút rượu và không thể thiếu một thứ nữa là khoai sọ.

4. Lạng Sơn 

Xôi lá cẩm, khâu nhục, bánh bí đỏ, ốc đá, bánh chưng đen là những món phải thưởng thức khi du lịch Lạng Sơn.

Xôi Cẩm

Đây là món đặc trưng của Lạng Sơn, được làm từ lá cẩm và gạo nếp thơm. Tùy theo từng vùng thì có thêm nguyên liệu thứ ba là tro của rơm rạ và lá chuối khô.

ẩm thực đông bắc

Người chế biến sẽ trộn đều lá cẩm và tro đã giã nát, sau đó đem vò với nước sạch rồi lọc bỏ bã, tiếp đó cho gạo nếp vào ngâm khoảng 6 tiếng đồng hồ rồi vớt ra. Hạt gạo lúc này có màu giống màu hoa đậu biếc. Sau đó, bỏ gạo vào chõ xôi và đem đi nấu sau khi đã trộn đều gạo với một chút rượu trắng. Nấu khoảng một tiếng đồng hồ, món ăn sẽ hoàn thành, vừa dẻo thơm gạo nếp, vừa có màu tím. Ngon hơn nếu du khách ăn xôi cẩm kèm với thịt gà hoặc muối lạc.

Khâu Nhục

Khâu nhục còn gọi là Nằm khâu, một số người còn gọ vui là món khổ nhục, đây là món ăn có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc. Khâu nhục được du nhập vào Việt Nam qua sự biến tấu của người dân tộc Tày, Nùng, Ngái và qua thời gian đã trở thành món ăn đặc sản nổi tiếng của Lạng Sơn. Nguyên liệu chính là thịt heo được sơ chế và tẩm ướp các loại gia vị và sử lý qua một số công đoạn rồi mang hấp cho đến khi mềm rục ra.

ẩm thực đông bắc

Bánh chưng đen

Là đặc sản xứ Lạng, bánh chưng đen được người dân ăn nhiều nhất vào dịp Tết. Bánh làm từ gạo nếp và tro của rơm nếp, tạo nên một hương vị thơm ngon đặc biệt. Nét khác biệt của bánh chưng đen là có thêm thảo quả trong nhân, tạo nên hương thơm đặc trưng của núi rừng.

ẩm thực đông bắc

Ốc đá 

Chỉ có vào mùa mưa, trong khoảng tháng 4 đến tháng 8. Ôc đá sống trên những dãy núi cao, ăn lá cây, rong rêu và thậm chí là các loại thảo dược, do đó ốc chứa nhiều dinh dưỡng. Để nói về ốc đá ngon ở Lạng Sơn phải kể đến Hữu Liên, cứ đến mùa là người dân ở đây lại leo lên núi cao để bắt những con ốc đá về làm món ăn. Ốc Hữu Liên to thịt có vị béo thơm, giòn dai ăn kèm với nước chấm gừng ớt rất ngon.

ẩm thực đông bắc

Bánh bí đỏ

Bánh bí đỏ Lạng Sơn lâu nay đã vô cùng nổi tiếng bởi vẻ bề ngoài bắt mắt, hương vị hấp dẫn khác hoàn toàn với bất cứ bánh bí đỏ của địa phương nào khác. Chỉ bằng những nguyên liệu quen thuộc, nhưng dưới đôi bàn tay khéo léo của các cô gái vùng cao thì nhanh chóng trở thành chiếc bánh mang đậm hương vị quê hương xứ Lạng.

5. Tuyên Quang

Bánh nếp nhân trứng kiến

Bánh nếp nhân trứng kiến là món ăn đặc sản của người dân tộc Tày. Đến với Tuyên Quang mà không nếm thử hương vị món ăn này thì thật đáng tiếc. Cắn từng miếng bánh nhỏ, nhai thật chậm để cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của hành lá, vị béo ngậy của trứng kiến và độ mềm mịn của vỏ bánh. Đây là một món ăn có giá trị dinh dưỡng rất cao.

ẩm thực đông bắc

Nhân bánh bên trong là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị thơm của hành phi và những chùm trứng kiến có màu trắng trong, bên ngoài là lớp bột được làm từ gạo nếp thơm ngon

Cam sành Hàm Yên

Cam sành Hàm Yên từ lâu đã trở thành đặc sản “thương hiệu” của đất Tuyên Quang. Cam được trồng ở Hàm Yên, nhờ có điều kiện thổ nhưỡng tuyệt vời mà giống cam mọng nước, ngọt và có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy hình dáng bên ngoài có không được đẹp mắt lắm, nhưng bù lại hương vị và những công dụng của loại trái cây này lại khiến nhiều người yêu thích.

ẩm thực đông bắc

Gỏi cá bống sông Lô

May mắn được thiên nhiên ưu đãi về nguồn thủy sản trù phú tại sông Lô, người dân xứ Tuyên nhờ vào đó mà phát triển kinh tế, đồng thời sáng tạo ra các món đặc sản được làm từ cá, tôm,… vô cùng nổi tiếng, đáng kể nhất là món gỏi cá bống. Đây là một trong những món nổi tiếng của ẩm thực Đông Bắc

ẩm thực đông bắc

Rượu ngô Na Hang

Rượu ngô ở đây được chế biến theo công thức độc đáo với hơn 20 loại thảo dược quý có nhiều công dụng như chữa lành vết thương, chữa các bệnh về khớp… Chỉ cần nhấp một ngụm là bạn đã cảm nhận được hương vị thơm ngát, cay dịu lan tỏa khắp vị giác rồi.

ẩm thực đông bắc

6. Thái Nguyên

Nem chua Đại Từ

Không giống với các loại nem chua khác có thể bóc ra là ăn được ngay, nem chua Đại Từ cần có một thao tác nhỏ nữa là nướng bằng than củi hoặc lăn qua chảo mới có thể ăn được.

ẩm thực đông bắc

Nếu có dịp về Đại Từ dự hội Núi Văn – Núi Võ tại Đền thờ Lưu Nhân Chú, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều nơi bày bán loại nem đặc sản này.

Tôm cuốn Thừa Lâm

Bên cạnh những món ăn truyền thống như bánh chưng, dưa hành, người dân làng Thừa Lâm còn có tục lệ gói tôm cuốn để dâng lễ ở đình làng vào những dịp tết. Đây là món ăn dân dã, độc đáo và quen thuộc hương vị làng quê.

ẩm thực đông bắc

Bánh chưng Bờ Đậu

Bánh chưng Bờ Đậu được làm từ gạo nếp nương của vùng Định Hóa và thịt lợn sạch của người dân tộc. Là một làng bánh nổi tiếng, bánh chưng Bờ Đậu được bán quanh năm, đã theo chân khách thập phương đi tới mọi miền đất nước.

ẩm thực đông bắc

Chè Tân Cương

Là vùng chè nổi tiếng nhất cả nước, Thái Nguyên nói chung cũng như Tân Cương nói riêng đều rất tự hào về điều này. Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi nên đâu đâu trên mảnh đất Thái Nguyên cây chè cũng rất phát triển, búp chè xanh tươi, mập khỏe. Khi pha nước màu vàng tươi hấp dẫn, hương thơm rất đặc biệt và vị chát rất ngon không lẫn vào đâu.

ẩm thực đông bắc

7. Phú Thọ

Phú Thọ được mệnh danh là vùng Đất Tổ linh thiêng, nơi cội nguồn của dân tộc. Nơi đây không chỉ có nền văn hóa lâu đời, với nhiều ngôi đền, chùa cổ kính, các làng nghề truyền thống, các lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc, khu di tích lịch sử, văn hóa có giá trị to lớn mà còn nổi tiếng với nhiều đặc sản hấp dẫn khó mà tìm kiếm ở bất kỳ nơi nào khác

Bưởi Đoan Hùng

Đoan Hùng, nơi được biết đến là vùng có những vườn bưởi chín vàng, trĩu quả bên dòng sông Lô nổi tiếng. Từ xa xưa, nơi đây đã được mệnh danh là “lãnh địa” của giống bưởi quý, rạng danh đặc sản vùng Đất Tổ. Những khu vực trồng nhiều bưởi nhất chính là Chí Đám, Bằng Luân, Khả Lĩnh, Phúc Lai, Quế Lâm, Yên Kiện, Phương Trung.

ẩm thực đông bắc

Bánh tẻ mật

Một đặc sản Phú Thọ khác cũng nổi danh không kém chính là bánh tẻ mật. Địa điểm lý tưởng nhất để bạn thưởng thức đặc sản này là làng Đào Xá, huyện Thanh Thủy.

ẩm thực đông bắc

Món bánh tẻ mật đặc trưng với hương vị thanh ngọt, hiền hòa như tính cách của người dân nơi đây. Món bánh này cũng thường được người dân làng Đào Xá dâng cúng Thành Hoàng trong ngày hội.

Cọ ỏm

Cọ ỏm là món ăn đặc sắc, được chế biến từ loài cây đặc trưng của miền trung du Phú Thọ. Quả cọ có vị bùi bùi, thơm ngậy và cũng là đặc sản hấp dẫn, gây thích thú cho nhiều du khách khi du lịch Phú Thọ.

ẩm thực đông bắc

Xáo chuối

.Cái tên tiếp theo góp mặt trong danh sách đặc sản Phú Thọ chắc chắn đó là xáo chuối Lâm Thao. Một món ăn đơn sơ, mộc mạc nhưng rất được yêu thích tại nơi đây.

ẩm thực đông bắc

Cách làm món xáo chuối không có gì quá cầu kỳ nhưng quan trọng là phải tuyển chọn đúng nguyên liệu như: loại chuối tiêu đặc trưng, chuối không được quá xanh hay quá già, tiếp đến là xương sườn lợn, tiết lợn, riềng, nước tương.

Bánh tai

Bánh tai hay còn gọi là bánh Hòn, chính là một trong những đặc sản Phú Thọ nổi tiếng nhất của nơi đây. Sự dẻo thơm của bột gạo kết hợp hài hòa cùng phần nhân thịt lợn đậm đà, béo ngậy, hòa quyện cùng nhiều nguyên liệu khác tạo nên một món ăn tuy dân dã nhưng rất được ưa thích và trở thành món ăn sáng phổ biến của người dân địa phương.

ẩm thực đông bắc

Thịt chua Thanh Sơn

Thịt chua được biết đến là một món ăn bình dị của người Mường ở khu vực Thanh Sơn. Hai thành phần chính của món ăn chính là thịt lợn và thính rang xay mịn. Nhưng sự hấp dẫn của món ăn nằm ở chỗ kết hợp tài tình với các loại gia vị đặc thù cùng cách chế biến riêng biệt, tạo nên hương vị độc đáo khó cưỡng.

ẩm thực đông bắc

8. Bắc Giang

Mỗi một vùng đất đều có những món đặc sản vùng miền hấp dẫn để níu chân du khách. Với Bắc Giang cũng vậy, nơi đât có rất nhiều những món ăn độc đáo mà nhất định bạn phải thử một lần

Chè kho Mỹ Độ

Chè kho Mỹ Độ là một trong những món ăn truyền thống vào ngày tuần rằm hay dịp lễ tết. Chè có màu vàng hơi sậm – màu của đỗ với những hạt vừng tấm trắng rang thơm được rắc lên mặt đĩa chè. Hương đậu xanh, hương vừng, vị ngọt thanh của đường kính, vị béo thoang thoảng của mỡ, chất đậm đà của đậu xanh hòa quyện vào nhau làm cho món chè kho càng ngon hơn.

Bánh vắt vai

Món bánh đặc sản Bắc Giang nổi tiếng này được làm từ gạo nếp, đường, đậu xanh, lá chuối và lá ngải cứu. Bánh vắt vai là món bánh truyền thống của người Cao Lan nên ngay từ nhỏ, các thiếu nữ ở đây đã được các bà, các mẹ truyền dạy cho cách làm. Để làm được những chiếc bánh thành phẩm đòi hỏi phải có sự khéo léo và kinh nghiệm để giữ được độ dẻo, vị thơm của bột nếp, hòa cùng vị ngọt của đường, nhân đậu xanh với mùi ngai ngái riêng biệt của lá ngải.

ẩm thực đông bắc

Nham cá

Không chỉ món ăn đặc sản Bắc Giang thơm ngon, nức tiếng, nham cá còn được biết đến là món ăn đặc sản Vịnh Bắc Bộ. Với những người dân xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, nham cá đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong bữa cơm gia đình đoàn tụ. Món này được làm từ những nguyên liệu đa dạng như trám đen, thịt ba chỉ, cá chép, rau thơm,…

Bánh đúc Đồng Quan

Nếu ai có dịp thưởng thức món bánh đúc ở thôn Đồng Quan, xã Đồng Sơn, Bắc Giang chắc hẳn đều lưu lại trong mình dư vị của một món ăn dân dã, đậm đà hương vị quê hương, không nhiều nơi có được. Bánh đúc làng Đồng Quan được nhiều người yêu thích bởi bánh vừa dẻo, vừa mát. Miếng bánh đúc trắng ngần, bóng mịn, lấm tấm mấy hạt lạc bùi bùi, giòn sần sật. Ăn bánh đúc phải chấm với tương bần, cái hương vị đó tất cả hòa quyện thành vị quê nồng đượm.

ẩm thực đông bắc

Bánh đa Thổ Hà

Bánh đa Thổ Hà nổi tiếng nhờ vị thơm ngon từ nguyên liệu được chọn lọc kỹ càng. Có 2 loại bánh là bánh đa nướng và bánh đa nem. Bánh đa nướng có màu vàng rộ, giòn tan khi ăn có vị thơm bùi của vừng, của lạc. Còn bánh đa nem có màu trắng vừa phải, mềm dẻo, dai và ngon có đường kính khoảng 40cm.

ẩm thực đông bắc

Vải thiều Lục Ngạn

Đứng đầu trong danh sách đặc sản Bắc Giang thích hợp cho du khách mua về làm quà phải kể ngay đến vải thiều Lục Ngạn. Những trái vải ở đây khi chín có màu đỏ hồng, quả căng mọng và có phần cùi dày. Mang hương vị đặc trưng riêng, vải Lục Ngạn rất ngọt, mùi thơm ngon khiến nhiều người ưa thích. Để phục vụ tốt nhất nhu cầu sử dụng của khách hàng, nhiều cơ sở chế biến vải thiều tại Bắc Giang còn có những thành phẩm khác như vải khô, long vải,…

ẩm thực đông bắc

9. Quảng Ninh

Bánh gật gù

Một món ăn vặt ngon ở Quảng Ninh khác là bánh gật gù – loại bánh truyền thống của người dân Tiên Yên. Bánh được cuộn tròn, khi cầm sẽ thấy dẻo quẹo, gật lên gật xuống nên mới có cái tên thú vị này. Khi ăn, bạn nên quẹt bánh với một miếng mắm ớt để cảm nhận vị cay nồng râm ran nơi đầu lưỡi, kích thích vị giác trong những ngày mùa đông.

ẩm thực đông bắc

Ruốc tôm Hạ Long

Không dai như ruốc thịt lợn, ruốc tôm Hạ Long được yêu thích bởi sợi ruốc thơm, bông mềm và có giá trị dinh dưỡng cao. Nguyên liệu chính của món này là tôm nõn, tép, kết hợp với nước cốt thịt, chưng cất theo tỉ lệ nhất định, gia vị được nêm vừa miệng nên rất bắt cơm.

ẩm thực đông bắc

Nem Quảng Yên

Quảng Yên (Quảng Ninh) nổi tiếng với các món nem chua, nem chạo. Từ nguyên liệu đơn giản như bì lợn, thính gạo, bàn tay chế biến tài tình của người dân Quảng Yên sáng tạo nên món ăn chơi vô cùng “bon miệng”. Nem Quảng Yên cũng rất dễ bảo quản nên thích hợp để mua làm quà.

ẩm thực đông bắc

Chả rươi Đông Triều

Rươi được ví như lộc trời cho và không nhiều địa phương được nhận món quà tự nhiên quý giá này. Vùng đất Đông Triều là một trong số ít địa phương trên cả nước khai thác được con rươi. Rươi được chế biến thành nhiều món, trong đó xuất sắc nhất là món chả rươi bẹo ngậy, thơm lừng, đánh thức mọi giác quan.

ẩm thực đông bắc

Với vị thế địa – văn hóa, các món ăn của các tỉnh Đông Bắc và trung du miền núi Bắc Bộ đã góp phần giúp hoạt động du lịch khu vực này trở nên phong phú và đa dạng hơn. Vì thế, việc giới thiệu, quảng bá mạnh mẽ hơn nữa các đặc sản địa phương, ẩm thực vùng miền nơi đây là rất cần thiết, giúp gia tăng được nguồn khách đến, đồng thời làm đa dạng hóa hoạt động du lịch.

Khám phá vùng đất Đông bắc của Việt Nam thì đừng quên thưởng thức những đặc sản ẩm thức Đông Bắc tươi ngon này nhé. 

>>> Tham khảo thêm các tour: Du lịch miền Bắc

>>> Tham khảo bài viết: Những điểm du lịch Đông Bắc 

 

Bài viết liên quan