Những điểm tham quan Hà Nội không thể bỏ qua khi du khách đặt đến

Hà Nội là Thủ đô ngàn năm văn hiến với những di tích cổ xưa, cuộc sống yên bình. Nếu đã một lần du lịch Hà Nội, chắc chắn bạn không thể nào quên không khí đặc trưng nơi đây. Giờ hãy cùng GC Travel điểm danh những điểm tham quan Hà Nội không thể bỏ qua khi du khách đặt chân đến mảnh đất thủ đô này nhé !

  1. Quảng trường Ba Đình – Lăng Bác – Chùa Một Cột
  2. Văn Miếu Quốc Tử Giám
  3. Chùa Trấn Quốc
  4. Hồ Tây một địa điểm du lịch khá thú vị khi mà đến Hà Nội
  5. Nhà Tù Hỏa Lò
  6. Nhà Thờ Lớn Hà Nội
  7. Hoàng Thành Thăng Long
  8. Cột Cờ Hà Nội
  9. Đền Quán Thánh
  10. Đền Voi Phục
  11. Đền Bạch Mã
  12. Đền Kim Liên
  13. Hồ Gươm
  14. Cầu Thê Húc – Tháp Bút – Đền Ngọc Sơn
  15. Phố Cổ Hà Nội
  16. Làng Gốm Bát Tràng
  17. Cầu Long Biên
  18. Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam

hà nội

Điểm tham quan Hà Nội đầu tiên mà du khách không thể bỏ qua khi đến Hà Nội đó chính là: 

Quảng trường Ba Đình – Lăng Bác – Chùa Một Cột 

Nếu đã đặt chân tới mảnh đất ngàn năm văn hiến thì Lăng Bác – Quảng trường Ba Đình là địa điểm du lịch ở Hà Nội mà các bạn không thể bỏ qua. Nơi đây là trung tâm chính trị của Việt Nam với nhà Quốc hội, Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh,…Lăng Bác là nơi lưu giữ thi hài của vị lãnh tụ kính yêu. Bên ngoài lăng là những hàng tre xanh bát ngát. Lăng chủ tích mở cửa vào sáng thứ 3, thứ 4,thứ 5, thứ 7 và chủ nhật. Khi vào viếng lăng Bác, bạn chú ý ăn mặc chỉnh tề, không đem theo các thiết bị điện tử ghi hành và giữ trật tự trong lăng.

lăng bác

Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương và trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường này còn là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Đặc biệt, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây cũng là nơi diễn ra các cuộc diễu hành nhân dịp các ngày lễ lớn của Việt Nam

Chùa Một Cột

Sẽ rất đáng tiếc nếu bạn đến Lăng Bác mà không rẽ vào  Chùa Một Cột. Đây là một công trình kiến trúc cổ cực kỳ độc đáo mà đến nay năm xây dựng chính xác của Chùa vẫn còn khiến các nhà sử học tranh cãi. Ngôi chùa được xây dựng bằng gỗ, bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, dựng trên một cột cao 4 mét. Đài Liên Hoa có mái ngói, uốn cong bốn góc, trên đỉnh có Lưỡng long chầu nguyệt. Từ xưa, Rồng là một biểu tượng linh thiêng, thể hiện cho quyền uy và sức mạnh, ẩn trong đó nhiều giá trị nhân văn, ước vọng của con người.

chùa một cột

Văn Miếu Quốc Tử Giám

văn miếu quốc tử giám

Là nơi thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An, đồng thời cũng là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng vào năm 1076 dưới thời vua Lý Nhân Tông. Không chỉ là một di tích mang ý nghĩa lịch sử và văn hóa quan trọng bậc nhất của Thủ đô và cả nước, nơi đây còn là một công trình mang đậm nét kiến trúc cổ của Việt Nam thời Lý, xứng đáng được gìn giữ và bảo tồn.

văn miếu quốc tử giám

Văn Miếu quốc tử giám là điểm đến của nhiều học sinh, sinh viên mỗi kỳ thi quan trọng để cầu may mắn.

Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội và Việt Nam, nằm trên một bán đảo phía Nam của Hồ Tây, ở gần cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội. Từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước.

chùa chấn quốc

Hồ Tây một địa điểm du lịch khá thú vị khi mà đến Hà Nội

Hồ Tây một trong những danh thắng nổi tiếng của thủ đô Hà Nội, đây được coi là một “sân khấu khổng lồ soi bóng mây trời và cảnh quan thành phố”. Khung cảnh ven hồ Tây vô cùng thi vị, mơ mộng. Bao quanh hồ là những hàng cây xanh cao thẳng tắp, rồi những bồn hoa , thềm cỏ xanh mướt mọc xung quanh đã tạo ra một khung cảnh đặc biệt cho hồ Tây.

hồ tây

Cái làm nên nét đặc biệt cho Hồ Tây, phân biệt nó với các hồ khác ở Hà Nội không chỉ là khung cảnh mà còn là sắc nước. Sắc nước mỗi mùa đều có sự thay đổi một cách kì diệu và ngoạn mục theo thời tiết, lúc xanh, lúc xám, rồi khi sáng khi tối… Và khung cảnh Hồ Tây trở nên rực rỡ thăng hoa nhất có lẽ là vào khoảnh khắc cuối ngày- khi ánh hoàng hôn buông xuống bao phủ lên cảnh vật,cùng cái mờ ảo của ánh đèn đường hắt xuống mặt nước tạo nên một khung cảnh cực kì huyền ảo, lãng mạn.

Nhà tù Hỏa Lò

Nhà tù Hỏa Lò được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1896 với tên gọi “Maison Central”, là nơi giam giữ những chiến sĩ cách mạng chống lại chế độ thực dân. Đây là một trong những công trình kiên cố vào loại bậc nhất Đông Dương khi đó. Sau ngày giải phóng thủ đô, nhà tù được đặt dưới quyền của chính quyền cách mạng. Từ năm 1963 đến 1975, nơi đây còn được sử dụng để làm nơi giam giữ những phi công Mỹ bị quân đội Việt Nam bắn rơi trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc.

nhà tù hỏa lò

Hiện  nay nhà tù Hỏa Lò trở thành di tích lịch sử đặc biệt với nhiều tư liệu quý giá được trưng bày và giữ gìn cẩn thận, thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài nước tới tham quan mỗi năm.

Nhà Thờ Lớn Hà Nội 

Nhà Thờ Lớn được người Pháp xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ 19, theo phong cách kiến trúc trung cổ của Châu Âu. Nhà thờ được xây dựng theo nguyên mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với các mái vòm rộng, uốn cong hướng lên bầu trời. Nhà thờ có chiều rộng 20,5m và dài 64,5m, hai tháp chuông cao 31,5m.

Bên trong nhà thờ, khu cung thánh chạm trổ hoa văn bằng gỗ sơn son thiếp vàng kết hợp với hệ thống tranh Thánh bằng kính màu. Cảm giác như được đứng trong một lâu đài cổ kính cùng điệu nhạc cổ điển.

Hoàng thành Thăng Long

Hoàng Thành Thăng Long là khu di tích lịch sử của kinh thành Thăng Long xưa, bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (thế kỷ VII) qua thời Đinh – Tiền Lê, được phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều đại xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích của Việt Nam. Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới

Cột cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội, hay còn gọi là Kỳ Đài, nằm trong số ít hiếm hoi những công trình trong quần thể Hoàng thành Thăng Long còn nguyên vẹn, trường tồn với thời gian, mang dáng vẻ uy nghiêm và lắng đọng. Không những thế, công trình đặc biệt này còn là nơi chứng kiến những thăng trầm lịch sử của mảnh đất Hà Nội , mang ý nghĩa thiêng liêng khi lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên được treo lên tại đây.

Với kiến trúc độc đáo, cổ kính với quốc kỳ tung bay trên bầu trời suốt 77 năm qua, cột cờ Hà Nội trở thành điểm đến không thể bỏ qua của trong hành trình khám phá vùng đất nghìn năm văn hiến.

Đền Quán Thánh

Nằm bên cạnh Hồ Tây và cửa Bắc thành Hà Nội, đây chính là địa điểm tâm linh ấn tượng nhất ở thủ đô. Đền Quán Thán là một trong “tứ trấn” của kinh thành Thăng Long xưa. Trong đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, vị thần trấn giữ phương Bắc. Trải qua các triều đại, đền Quán Thánh cũng được trùng tu nhiều lần song cơ bản vẫn giữ nguyên không có sự thay đổi nhiều về kiến trúc. Không chỉ góp phần tô điểm cho cảnh đẹp cổ kính, thơ mộng của khu du lịch hồ Tây, đền Quán Thánh còn là di tích quý giá về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc, một điểm điểm du lịch ấn tượng khi đến Hà Nội.

Đền Voi Phục

Trong tiềm thức dân gian, đền Voi Phục là tối linh từ thờ thần Linh Lang – vị thần được tin là giúp nhà vua coi sóc sự an bình cho phía Tây Hoàng thành. Loại bỏ những yếu tố huyền bí, vị thần được người dân tôn kính thờ phụng trong đền là nhân vật có thật trong lịch sử – người đã giúp Vua Lý Thánh Tông dẹp giặc Tống. Sau này, khi Công viên Thủ Lệ được xây dựng, đền Voi Phục nằm lọt thỏm giữa công viên, bị hàng quán lấn lướt đến mức ít người nhận ra đây là một trong tứ trấn Thăng Long vang danh thuở nào.

Đền Voi Phục nằm về phía Tây thành Thăng Long cũ, nay thuộc phường Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội). Xưa kia, đền Voi Phục thâm u nép dưới những tán cổ thụ quanh năm xanh tốt, cạnh ngôi làng Thủ Lệ thanh bình.

Đền Bạch Mã

Đền Bạch Mã là một trong Tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa,nằm ở địa chỉ 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng)- vị thần gốc của Hà Nội cổ. Đến thế kỷ X, Khi đưa quân đi dẹp loạn, Đinh Bộ Lĩnh đã đến đền Bạch Mã phía đông thành Đại La làm lễ cầu đảo xin Thần phù hộ cho nước, cho được vạn sự thì sẽ phong sắc để biểu dương sự anh linh. Đinh Bộ Lĩnh  đã đến làng Đặng Xá (Văn Xá, Kim Bảng, Hà Nam) chiêu binh, từ đấy Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu được đấy, được tôn là Vạn Thắng Vương, bình được 12 quán sứ. Sau khi thống nhất đất nước, trở về làng Đặng Xá, vua Đinh Tiên Hoàng mơ thấy một vị thần tự xưng là Thần Bạch Mã báo mộng rằng: “Thần đã vâng mệnh Hoàng Thiên, theo vua đánh giặc. Nay thiên hạ đã yên bình, nhà vua chưa lễ tạ, thế là không đúng lễ’’. Vua tỉnh dậy, biết Thần rất là linh ứng, liền phong tặng mĩ tự, phong là: Hộ Quốc Bảo Cảnh Linh Thông Tế Thế, Đô Đại Thành Hoàng Linh Lang Bạch Mã Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thần. Đinh Tiên Hoàng sai sứ giả mang sắc phong thần Bạch Mã về xã Đặng xá, huyện Cổ Bảng, Phủ Lý Nhân, Đạo Sơn Nam, truyền cho nhân dân xây thêm một đền thờ thần Bạch Mã trên quê hương Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt để thờ phụng, gọi là đền thờ Thần Linh Lang Bạch Mã. Đến triều Nguyễn, vua Đồng Khánh năm thứ 9, đã ban sắc phong cho Ngài là: Hàm Quang Thượng Đẳng Thần, đặc cách cho thờ phụng, để ghi nhớ ngay vui của nước và tỏ rõ biển lệ thờ tự. Do đó mà ngày nay ở Hà Nam cũng có đền Bạch Mã thờ vị thần ở quốc đô Thăng Long.

Đền Kim Liên

Đình và đền Kim Liên (hay còn gọi là đền Cao Sơn) là trấn phía nam trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi đền, Đền Quán Thánh (trấn giữ phía bắc kinh thành), Đền Bạch Mã (trấn giữ phía đông kinh thành),Đền Voi Phục (trấn giữ phía tây kinh thành), Đền Kim Liên (trấn giữ phía nam kinh thành). So với ba ngôi đền kia thì đền Kim Liên được xây dựng muộn hơn (khoảng thế kỷ 16 – 17).

Đền Kim Liên thờ Cao Sơn Đại Vương. Tại di tích có tấm bia đá với bài tựa “Cao Sơn đại vương thần từ bi minh” do sử thần Lê Tung soạn năm 1510, nói về công lao của thần Cao Sơn. Nội dung cho biết: Khi vua Lê Tương Dực cầm quân dẹp loạn, khôi phục cơ nghiệp của vua Lê Thái Tổ, có ba vị đại thần là Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Hoàng Dụ và Nguyễn Văn Lữ cùng đem quân đi chinh phạt. Đến địa phận huyện Phụng Hoá (nay là di tích đền Láo, xã Văn Phương, Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) thì thấy cảnh núi rừng rậm rạp có ngôi đền cổ ghi bốn chữ “Cao Sơn đại vương”. Rất lấy làm lạ, vua quan bèn khẩn cầu thần phù trợ. Quả nhiên sau mười ngày đã thành công. Vì thế, vua Lê Tương Dực cho xây dựng đền thờ thần Cao Sơn ở Phụng Hóa. Sau vì nhớ ơn thần đã ngầm giúp dẹp loạn ở Đông Đô, năm 1509, vua cho xây dựng lại đền thờ to đẹp hơn ở phường Kim Hoa gần Thăng Long thời bấy giờ (nay là Kim Liên).

Hồ Gươm 

Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm là một trong những nơi nên đến ở Hà Nội khi du lịch thủ đô. Nằm ở giữa trung tâm, Hồ Gươm được ví như trái tim của thành phố ngàn năm tuổi này.. Mặt hồ như tấm gương lớn soi bóng những cây cổ thụ, những rặng liễu thướt tha tóc rủ, những mái đền, chùa cổ kính, tháp cũ rêu phong, các toà nhà mới cao tầng vươn lên trời xanh

Cầu Thê Húc –  Tháp Bút – Đền Ngọc Sơn 

Nối từ Hồ Hoàn Kiếm ra hòn đảo nhỏ nơi có đền Ngọc Sơn, cây cầu này màu đỏ son, làm bằng gỗ, có nhiều trụ liên tiếp. Cầu được Thần Siêu Nguyễn Văn Siêu xây dựng vào năm 1865. Tên của cầu có nghĩa là “nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm” hay “Ngưng tụ hào quang”

Cầu Thê Húc xưa kia được làm bằng gỗ rất thô sơ và sơn màu đỏ. Năm 1952 thị trưởng Hà Nội lúc đó là Thẩm Hoàng Tín đã cho phá bỏ cầu cũ, xây cầu mới sau vụ cầu sập, sử dụng thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Diệm. Cầu được thiết kế vẫn với dáng cầu vòng nhưng độ cong lớn hơn cầu cũ, vẫn giữ nguyên 16 hàng cọc; các dầm ngang và dọc đúc bằng bê tông. Mặt cầu và thành cầu vẫn là gỗ

Tháp Bút

Vào năm 1865 danh sĩ Nguyễn Văn Siêu đã cho xây một tháp đá ngoài cổng vào Đền Ngọc Sơn. Nằm trên núi Ngọc Bội được xếp bằng nhiều tảng đá lớn nhỏ, Tháp Bút cao 9 mét. Đỉnh tháp là ngọn bút lông, đường kính 12. Trên phần thân tháp, Nguyễn Siêu cho tạc ba chữ “Tả Thiên Thanh” theo chiều dọc, có nghĩa là “viết lên trời xanh”.

Đền Ngọc Sơn

Được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX, ban đầu được gọi là chùa Ngọc Sơn (chữ Nho: 玉山). Sau đó, vì ở trong thờ thần văn chương khoa cử (Văn Xương Đế Quân) và Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn nên đổi tên thành đền Ngọc Sơn.

Tính đến nay, đền Ngọc Sơn đã trải qua nhiều lần đổi tên, xây dựng lại. Bắt đầu từ thời vua Lý Thái Tổ, khi ông dời đô ra Thăng Long, ông đã đặt tên ngôi đền là Ngọc Tượng. Tiếp đến thời nhà Trần, ngôi đền được gọi tên là Ngọc Sơn. Đến thời nhà Lê, chúa Trịnh Giang cho dựng cung Thụy Khánh trên nền đất của đền Ngọc Sơn cũ. Tuy nhiên đến cuối đời nhà Lê, cung Thụy Khánh bị phá hủy.

Một nhà từ thiện thời đó có tên là Tín Trai đã dùng nền cung Thụy Khánh cũ. Để xây nên một ngôi chùa, lấy tên là chùa Ngọc Sơn. Trải qua nhiều năm tháng, ngôi chùa trở nên rêu phong, đổ nát. Vài năm sau, con trai của ông Tín Trai nhượng lại ngôi chùa này cho một hội từ thiện. Sau đó, hội từ thiện tiến hành sửa sang, dỡ bỏ gác chuông của chùa để cải tạo thành đền thờ Văn Xương Đế Quân

Cho đến năm 1865, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu bổ lại ngôi đền. Dần dần, đền mới có diện mạo như ngày nay. Ngoài đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, ông còn cho xây thêm đình Trấn Ba, bắc một cây cầu đi vào đền từ bờ Đông, đặt tên là cầu Thê Húc. Ở phía bên trái của ngôi đền, ông cho dựng Đài Nghiên. Phía Đông trên núi Ngọc Bội, ông cho xây thêm Tháp Bút, tất cả tạo nên một thể hoàn chỉnh.

Phố cổ Hà Nội

Muốn tìm hiểu về cuộc sống, văn hóa và con người Tràng An thì bạn đừng bỏ qua phố cổ – một trong những địa điểm du lịch ở Hà Nội đầy thú vị và hấp dẫn với du khách. Phố cổ Hà Nội nằm ở phía Tây và phía Bắc của Hồ Hoàn Kiếm, là nơi tập trung đông dân cư sinh sống có 36 phố phường. Mỗi con phố ở đây chủ yếu tập trung bán một loại mặt hàng nhất định.

Trải qua bao thăng trầm của đất thủ đô, khu phố ấy vẫn đi cùng năm tháng, trường tồn cho đến tận bây giờ, bảo tồn và gìn giữ để trở thành phố cổ Hà Nội trong lòng bao người con đất Việt.

Làng gốm Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng là nơi lưu giữ đậm nét văn hóa truyền thống của làng nghề gốm sứ Việt Nam, là làng gốm lâu đời và nổi tiếng nhất, chuyên sản xuất những loại gốm sứ đa dạng chủng loại và kiểu dáng, sở hữu nhiều công trình kiến trúc độc đáo, cổ kính.

Cầu Long Biên

Nhắc đến những địa điểm du lịch Hà Nội thì không thể không kể tới cầu Long Biên. Cầu được Pháp xây dựng từ năm 1898, là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng. Cầu Long Biên gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, được coi là biểu tượng của Hà Nội trong những năm tháng khó khăn vất vả.

Những giá trị quá khứ như vẫn còn lắng đọng trong từng nhịp cầu, vì thế trong lòng nhiều người Hà Nội cầu Long Biên là một phần kí ức không thể xóa nhòa.

Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam

Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam – thành lập vào năm 1981 tại Hà Nội – được miêu tả như bức tranh sinh động về văn hoá và lịch sử của 54 dân tộc anh em ở Việt Nam. Với tổng diện tích 3.27 héc-ta, công trình kiến trúc này là “đứa con tinh thần” của kiến trúc sư người Pháp Veronique Dollfus (chuyên về nội thất) và kiến trúc sư Hà Đức Linh. Có ba khu vực chính tại Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam: khu trưng bày ngoài trời, toà nhà Trống Đồng và khu trưng bày Đông Nam Á. Đến đây, du khách có thể mục sở thị các hiện vật hàng trăm, hàng nghìn năm tuổi như vũ khí, trang phục, nhạc cụ, y phục,… cũng như biết thêm thông tin thú vị về đời sống tinh thần của người Việt Nam cổ xưa – từ đó, thấu hiểu màu sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc.

Dưới đây là những địa điểm tham quan Hà Nội mà GC Travel giới thiệu bạn có thể đi trong 1 ngày khi đã một lần đặt chân đến với thủ đô. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều địa điểm hấp dẫn khác đang đón chờ banh khám phá. Chúc các bạn có hành trình du lịch Hà Nội thật thú vị và nhiều niềm vui.

>> Tham khảo thêm các tour: du lịch miền Bắc

>> Tham khảo tou du lịch 1 ngày: Hà Nội – Mảnh Đất Địa Linh Nhân Kiệt

>> Đọc tiếp: Top 12 Đặc Sản Hà Nội – Ẩm Thực Hà Nội

 

 

Bài viết liên quan